Quảng cáo Thương hiệu

1. QUẢNG CÁO THƯƠNG HIỆU (BRAND ADVERTISING)

1.1 Thương hiệu là gì?

Giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thương hiệu chính là tên của doanh nghiệp được xác định bởi nhận thức chung nhất của khách hàng đánh giá về doanh nghiệp.

Theo đó một thương hiệu thành công cần nhất quán trong giao tiếp và trải nghiệm khách hàng thông qua nhiều tiêu chí đi kèm như: Môi trường làm việc, các sản phẩm in ấn, bảng hiệu, bao bì sản phẩm, Website và quảng cáo trực tuyến, tiếp thị nội dung và truyền thông xã hội, bán hàng và dịch vụ khách hàng,…

Thương hiệu không được tạo ra và hình thành một cách nhanh chóng mà chúng cần trải qua một quá trình liên tục nỗ lực không ngừng để tạo ra kết quả khả quan tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có thể giúp tăng doanh số một cách ổn định, có nhiều dự án hơn, xuất hiện các phản hồi giới thiệu truyền miệng tốt.

1.2 Quảng cáo thương hiệu là gì?

Quảng cáo thương hiệu trong tiếng Anh gọi là: Brand Advertising.

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

(Theo Luật Quảng cáo Việt Nam 2012)

Quảng cáo xây dựng thương hiệu là quảng cáo nhằm xây dựng một hình ảnh hay sự nhận biết về một thương hiệu về lâu dài. Nội dung quảng cáo này thường rất đơn giản vì chỉ nhấn mạnh vào thương hiệu là chính.

1.3 Xây dựng quảng cáo thương hiệu là gì?

Xây dựng quảng cáo thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược, chiến dịch tiếp thị với mục tiêu tạo ra cho doanh nghiệp một hình ảnh độc đáo gây ấn tượng tốt và lâu dài với người tiêu dùng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Theo đó việc quảng bá hình ảnh xây dựng quảng cáo thương hiệu của bạn có thể được thực hiện hiệu quả qua các hoạt động tiếp thị như:

  • Từ trải nghiệm người dùng trên tất cả các phương diện
  • SEO và tiếp thị nội dung

  • Tiếp thị đẩy mạnh truyền thông xã hội
  • Email Marketing chuyên nghiệp
  • Đầu tư chi phí cho quảng cáo trả tiền (PPC)

Cùng lúc triển khai các kênh này là cơ sở giúp đạt được nhận thức và tăng trưởng thương hiệu.

2. BỘ QUY TRÌNH 11 BƯỚC XÂY DỰNG QUẢNG CÁO THƯƠNG HIỆU

2.1 Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Khách hàng mục tiêu chính là yếu tố quan trọng đầu tiên cần phải xác định trong chiến lược quảng cáo thương hiệu. Đó chính là nhóm khách hàng có thể sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bản thân. Phác họa “chân dung” của khách hàng mục tiêu càng chi tiết thì càng có lợi cho chiến lược quảng cáo thương hiệu

Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa vào các yếu tố:

  • Độ tuổi, giới tính: Ai sẽ là người mua hoặc sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn?
  • Hành vi tiêu dùng: Họ có xu hướng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
  • Tại sao khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp?
  • Khách hàng muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

Xác định chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp chiến lược quảng cáo thương hiệu nhắm chính xác, đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, với Thương hiệu Nike, khách hàng mục tiêu là những người yêu thích thể thao. Do đó, họ tập trung phát triển các dòng sản phẩm riêng phục vụ cho từng môn thể thao khác nhau: giày đá bóng, giày chạy bộ, chày chơi tennis,…

Khách hàng mục tiêu mà 7UP hướng đến là những người không thích đồ uống có gas. Do đó, quảng cáo của họ nhấn mạnh điểm này bằng cách so sánh sản phẩm của họ với những đồ uống có gas khác như Coca.

2.2 Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu

Tuyên bố sứ mệnh thương hiệu chính là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng cũng như những đối tác giúp khách hàng biết những gì công ty bạn đang hướng đến.

Trước khi xây dựng thương hiệu cho đối tượng mục tiêu có thể tin tưởng, bạn cần biết giá trị doanh nghiệp cung cấp. Về cơ bản, tuyên bố sứ mệnh sẽ giúp doanh nghiệp xác định mục đích tồn tại của thương hiệu, đồng thời cũng là cơ sở cho mọi hoạt động chiến lược xây dựng quảng cáo thương hiệu như khẩu hiệu, tiếng nói, thông điệp, cá tính thương hiệu phản ánh đúng sứ mệnh đó.

2.3 Bước 3: Nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh của thương hiệu

Việc nghiên cứu về các đơn vị có cùng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp bạn hiểu về những thế mạnh cũng như những điểm mà đối thủ còn làm chưa tốt, từ đó đưa ra cho mình một chiến lược hoàn hảo.

Một thương hiệu được triển khai tốt là thương hiệu dễ được nhận biết và ghi nhớ. Theo đó bạn có thể lên các bảng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhằm so sánh các đối thủ cạnh tranh trong cùng nhóm thương hiệu.

2.4 Bước 4: Chú ý đến chất lượng, lợi ích mà thương hiệu mang lại

Muốn thương hiệu của bạn trở thành thương hiệu đáng nhớ nhất, bạn phải đào sâu để tìm ra điểm mạnh ưu thế của thương hiệu mà trên thị trường chưa có. Rồi tập trung vào chất lượng và lợi ích giúp thương hiệu công ty trở nên độc đáo.

Nếu bạn đã biết được chính xác đối tượng mục tiêu của mình là ai thì hãy đặt mình vào vị trí của họ và tìm ra lý do vì sao mình nên chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ.

2.5 Bước 5: Tạo logo thương hiệu & tagline

Điều thú vị nhất trong quá trình xây dựng quảng cáo thương hiệu, là tạo ra logo và slogan cho thương hiệu. Bởi chúng sẽ xuất hiện hầu hết trên tất cả mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp và trở thành danh tính của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để củng cố bản sắc hình ảnh từ ban đầu cho doanh nghiệp của bạn.

Chính vì thế bạn cần giúp đỡ trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp? Theo đó hãy thuê một nhà thiết kế giỏi, chuyên nghiệp hoặc Agency có kinh nghiệm để thương hiệu trở lên nổi bật hơn, đảm bảo dấu ấn độc đáo và vượt thời gian cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Coca cola có chai đựng hình dáng đặc biệt giống quả ca cao với màu sắc đều gợi nhớ đến hình ảnh nguyên liệu làm ra sản phẩm. Nike có slogan: “just do it” được sử dụng trên mọi sản phẩm từ giày, mũ, quần, áo,…

2.6 Bước 6: Xây dựng tiếng nói riêng cho thương hiệu

Tiếng nói của thương hiệu phụ thuộc nhiều vào sứ mệnh, đối tượng, ngành kinh doanh cũng như độ uy tín, tin tưởng. Bởi đây là cách giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng cũng như cách họ phản hồi với bạn.

Một tiếng nói thương hiệu có thể được thể hiện qua: tính chuyên nghiệp, sự thân thiện, quyết đoán, chương trình khuyến mại, thực hiện theo hướng dịch vụ, đảm bảo kỹ thuật, xây dựng đàm thoại hay cung cấp thông tin cho khách hàng,…

2.7 Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu

Khi xây dựng thương hiệu, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải cho khách hàng biết bạn là ai. Từ đó sử dụng tiếng nói kinh doanh bạn đã chọn cho thương hiệu.

Để làm được điều đó thông điệp doanh nghiệp bạn cần được liên kết chặt chẽ và truyền tải ngắn gọn chỉ trong 1-2 câu cụ thể:

  • Bạn là ai?
  • Bạn đang cung cấp cái gì?
  • Tại sao mọi người cần quan tâm đến thương hiệu bạn?

Thông điệp thương hiệu chính là cơ hội tạo sự kết nối cảm xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa, bạn nên sử dụng ngôn các ngôn từ dễ hiểu để tác động tới cảm xúc của khách hàng.

2.8 Bước 8: Giúp cá tính thương hiệu được tỏa sáng

Hầu hết khách hàng sẽ không tìm kiếm một công ty có diện mạo khác chỉ để cung cấp những sản phẩm/dịch vụ đơn thuần đã có trên thị trường. Điều khách hàng đang tìm kiếm chính là những trải nghiệm phù hợp với nhu cầu, hay sự tương tác cá nhân thực sự như:

  • Giọng nói đàm thoại trong giao tiếp
  • Chia sẻ nội dung khách hàng quan tâm
  • Truyền tải về những trải nghiệm thực tế
  • Mô tả sản phẩm/dịch vụ một cách kỳ thú

2.9 Bước 9: Tích hợp thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Xây dựng quảng cáo thương hiệu là quá trình cần được tiến hành, duy trì và không bao giờ dừng lại. Theo đó thương hiệu của bạn cần được phủ sóng phản ánh trong mọi thứ mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận được .

Bởi nếu một khách hàng bước vào văn phòng/cửa hàng mà hình ảnh thương hiệu được hiển thị cả trong môi trường và với các tương tác cá nhân sẽ thật ấn tượng do những giá trị hữu hình, từ danh thiếp đến quảng cáo, bao bì và sản phẩm,…

Lưu ý rằng, trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào, bạn cũng hãy đảm bảo rằng thương hiệu giống nhau ở mọi nơi về: màu sắc, sử dụng logo, font chữ, nhiếp ảnh…

Bên cạnh đó cũng đừng quên xây dựng thương hiệu của bạn trên các nền tảng YouTube, Facebook, Instagram, Twitter, LinkendIn, Tumblr,…

2.10 Bước 10: Thống nhất trong việc xây dựng thương hiệu

Ngoại trừ khi bạn quyết định sẽ thay đổi thương hiệu sao cho hiệu quả hơn dựa trên những phản ứng của người tiêu dùng thì bạn cần thống nhất việc điều hành xây dựng doanh nghiệp.

Bởi thực tế nếu xây dựng quảng cáo thương hiệu không có tính nhất quán thì sẽ chẳng có giá trị gì. Do đó đừng liên tục thay đổi thương hiệu của bạn vì sự không nhất quán sẽ vô tình tạo sự nhầm lẫn cho khách hàng, và khiến việc xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

2.11 Bước 11: Xây dựng cộng đồng quảng bá thương hiệu

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, việc tạo nên cho mình một cộng đồng để tiếp thị, quảng bá thương hiệu rộng rãi là điều vô cùng cần thiết.

Theo đó không ai hiểu về thương hiệu của bạn tốt hơn người của công ty bạn. Vì vậy khi tuyển nhân viên, bạn hãy đảm bảo rằng đó là một người phù hợp với văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị của thương hiệu công ty.

Ngoài ra những khách hàng trung thành cũng chính là đối tượng tạo nên tiếng nói mạnh mẽ góp phần tạo dựng niềm tin cho doanh nghiệp.

3. CÁC PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO PHỔ BIẾN

3.1 Báo chí

Báo chí có tính linh hoạt và phổ biến rộng rãi, thông điệp có thể xem lại nhiều lần

  • Ưu điểm: Phạm vi rộng; Lượng độc giả lớn; Tính chất đúng lúc; Hạn kết thúc ngắn.
  • Nhược điểm: Đời sống ngắn ngủi; Chi phí cho phạm vi bao phủ cao; Việc in màu không trung thực.

3.2 Tạp chí

Tạp chí hướng đến với nhóm khách hàng đặc thù bằng màu sắc và thông tin chi tiết

  • Ưu điểm: Đối tượng chọn lọc; Tính chất bổ sung của nội dung tạp chí; Quảng cáo chất lượng cao, không phô trương; Tuổi thọ cao.
  • Nhược điểm: Ngày hết hạn đăng kí sớm; Thời gian chờ lâu; Lãng phí trong phát hành; Tắc nghẽn trong quảng cáo cạnh tranh.

3.3 Truyền hình

Truyền hình có tác dụng lớn nhất và có thể đến với rất nhiều người, nhưng phương tiện này tốn kém, có thể bị khách hàng mục tiêu bỏ qua (không xem kịp hay bấm qua kênh khác khi quảng cáo) và thời gian từ khi quảng cáo đến quyết định mua hàng dài.

  • Ưu điểm: Phạm vi rộng; Tính động; Phạm vi địa lí có chọn lọc; Chi phí phần ngàn thấp.
  • Nhược điểm: Chi phí tuyệt đối lớn; Hạn chế về thời gian phát quảng cáo; Tuổi thọ ngắn; Thiếu những phân khúc rõ ràng.

3.4 Truyền thanh

Radio có thể truyền tin tới rất nhiều người, bất kì nơi nào

  • Ưu điểm: Phạm vi và sự chọn lọc đối tượng; Chi phí phát quảng cáo thấp; Chi phí sản xuất tiết mục quảng cáo truyền thanh thấp.
  • Nhược điểm: Giới hạn phạm vi địa lí; Mức độ chú ý thấp.

3.5 Ngoài trời

Quảng cáo Outdoor tạo ra hình ảnh nổi bật, có thể đến với rất nhiều người bằng một thông điệp ngắn gọn và thu hút sự chú ý.

  • Ưu điểm: Phạm vi và chọn lọc về địa lí; Tác động lặp lại; Thu hút bằng thị giác; Chi phí thấp.
  • Nhược điểm: Khó tìm vị trí đẹp (cạnh tranh); Hiệu quả thị giác đơn giản; Mức độ chú ý thấp; Bối cảnh lộn xộn.

3.6 Phương tiện giao thông

Quảng cáo qua cách trưng bày các thông điệp quảng cáo bên trong và bên ngoài các phương tiện chuyên chở, và tại các đầu mối giao thông.

  • Ưu điểm: Chọn lọc địa lí; Đối tượng rộng lớn; Chi phí phần ngàn thấp.
  • Nhược điểm: Giới hạn về diện tích quảng cáo; Đặc trưng của đối tượng không rõ ràng.

3.7 Thư trực tiếp

  • Ưu điểm: Chọn lọc đối tượng; Trực tiếp hóa giao tiếp; Đúng lúc
  • Hạn chế: Chi phí cao; Khả năng chấp nhận thư của đối tượng thấp.

3.8 Online

Internet được xem là một thành tựu khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Ngày nay trên thế giới có trên 200 triệu người nối mạng Internet. Quảng cáo trên Internet có hai cách:

(1) Thiết kế trang web riêng cho người quảng cáo. Cách này cho phép đưa nhiều thông tin và thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

(2) Tạo mẫu banner hay biểu tượng và thuê chỗ trên các trang web nổi tiếng, khi truy cập vào đó, khách hàng sẽ đến địa chỉ của người quảng cáo.

  • Ưu điểm: Mức độ truyền thông tin rộng trên toàn thế giới
    Thông tin quảng cáo có thể thay đổi, cập nhật dễ dàng mau chóng
    Có thể đo lường được KH lướt qua và đọc quảng cáo trên mạng
    Là một phương tiện tốt nhất để tiếp cận thị trường thế giới và thích hợp giới thiệu SP: du lịch, thời trang, nhà ở, sách báo, quà tặng.
    Thông tin quảng cáo nhanh tức thời, rộng và chi phí rẻ …
  • Nhược điểm: Thông tin chỉ đến được một nhóm khách hàng có máy tính và sử dụng mạng, tương đối có trình độ
    Phụ thuộc vào hệ thống mạng
    Chi phí quảng cáo trên mạng sẽ có xu hướng gia tăng trong tương lai.

3.9 Vật phẩm

Quảng cáo trên vật phẩm là hình thức quảng cáo trên các vật phẩm và phát không cho khách hàng, cho nhân viên của công ty hoặc cho bất kì người nào khác như là một phương tiện để truyền thông về sản phẩm.

3.10 Trang vàng

Quảng cáo “những trang vàng” trên quyển niên giám điện thoại của bưu điện
Cung cấp nhiều thông tin, đóng vai trò hướng dẫn khách hàng
Được phát miễn phí và lưu giữ lâu trong gia đình.

4. LƯU Ý KHI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO THƯƠNG HIỆU

Trong quá trình xây dựng chiến lược quảng cáo cho thương hiệu, bạn cần quan tâm tới rất nhiều chi tiết công việc triển khai. Tuy nhiên, hãy đặc biệt lưu ý những điều sau để tránh chiến dịch bị thất bại:

4.1 Tránh bẫy ngắn hạn

Thật dễ dàng để bị cuốn vào các hoạt động và chiến thuật ngắn hạn thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, khi nói đến việc xây dựng thương hiệu thì đó là một sai lầm lớn. Chiến lược thương hiệu không nên tập trung vào các chiến thuật ngắn hạn mà thay vào đó là các mục tiêu dài hạn và tăng trưởng bền vững.

4.2 Luôn linh hoạt trong quá trình triển khai chiến dịch

Các thương hiệu tốt nhất nên gắn bó với chiến lược của họ trong suốt thời gian quảng cáo. Tuy nhiên, những chiến lược cũng có thể thay đổi linh hoạt khi thị trường, người tiêu dùng và đối thủ thay đổi.

Giống như mục tiêu của con người trong cuộc sống có thể thay đổi theo thời gian, mục tiêu thương hiệu cũng vậy. Tương tự, bạn có thể sửa đổi kế hoạch của mình để đạt được mục tiêu trong cuộc sống, thì kế hoạch tiếp thị thương hiệu cũng có thể thay đổi. Cuối cùng, bạn cũng có thể sẽ nắm bắt những cơ hội để phát triển thương hiệu thành công hơn.

Quảng cáo thương hiệu là điều cần thiết của bất cứ doanh nghiệp nào. Chiến lược quảng cáo thương hiệu thành công khi bạn hiểu rõ nó và triển khai bằng những phương pháp hiệu quả nhất. Nếu bạn cần quảng cáo thương hiệu thông qua Smenubook, chúng tôi có thể giúp bạn tư vấn các dịch vụ uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp, toàn diện giải quyết nỗi lo các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xin vui lòng liên hệ email: contact.smenubook@gmail.com hoặc gọi ngay hotline: 0817.450.480

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook
Gọi điện thoại
Messenger
Chat trên Zalo